Montag, 17. Februar 2020
80% là tỷ lệ số người trung và cao tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng . Đây quả thực là con số đáng lo ngại. Hơn thế nữa, số người trẻ bị thoái hóa cột sống thắt lưng không ngừa gia tăng. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Làm thế nào để điều trị và hạn chế những rủi ro gặp phải.
Tìm hiểu bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
thoái hóa cột sống thắt lưng trong tiếng anh nghĩa là Degenerative Disk Disease hay Degenerative Disc Disease. Quá trình thoái hóa có thể xảy ra ở đốt sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Đây là hiện tượng cột sống bị mất dần cấu trúc và chức năng. Gây ra những cơn đau nhức cột sống cực kì khó chịu.
Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác khiến cột sống bị thoái hóa. Ngay cả những thói quen thường ngày tưởng như vô hại cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng bệnh lý này.
Quá trình lão hóa tự nhiên
Theo thời gian, cơ thể của chúng ta bắt đầu quá trình lão hóa. Cột sống cũng bị bào mòn trong quá trình đó. Tuổi tác khiến xương khớp không còn được chắc khỏe. Chỉ với một tác động nhỏ cũng khiến chứng bị tổn thương. Lượng canxi – nằm chủ yếu trong xương không còn dồi dào khiến cột sống yếu dần đi.
Các mỏm xương cọ xát vào nhau và chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống. Tạo áp lực cho cột sống và gây ra những cơn đau nhức tại vùng cột sống bị thoái hóa.
Thói quen xấu
- Khuân vác vật nặng, cúi gập người sai tư thế trong thời gian dài
- Làm việc quá sức
- Ngồi làm việc trước máy tính thường xuyên liên tục, ngồi làm việc sai tư thế
- Chế độ ngủ nghỉ thiếu khoa học, nằm sai tư thế
- Đi giày cao gót quá nhiều
- Thường xuyên uống bia, rượu…
- Hút thuốc
Đây là những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng mà bạn cần chú ý.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh. Và nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Một chế độ dinh dưỡng không tốt, thiếu chất, nhất là canxi, omega-3 và các khoáng chất thiết yếu. Khiến cho cột sống bị yếu và dễ thoái hóa. Thức ăn nhiều dầu mỡ, thường xuyên dùng đồ ăn nhanh cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe của cột sống.
thoái hóa cột sống thắt lưng di truyền
Bệnh xương khớp cũng có thể di truyền được ư? Thật vậy, nếu bố mẹ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng . Những đứa con của họ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này hơn những người khác. Đồng thời quá trình thoái hóa ở những người này cũng diễn ra nhanh hơn.
Do đó, mọi người đừng thấy lạ khi những thanh niên mới 30 tuổi đầu mà cột sống đã bắt đầu bị thoái hóa nhé.
Một số nguyên nhân khác
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay trượt đĩa đệm gây áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh gây thoái hóa cột sống thắt lưng thắt lưng
- Một số căn bệnh cột sống khác: Hẹp ống sống, viêm xương khớp, vỡ sụn xương…
- Thừa cân, béo phì khiến cho cột sống chịu áp lực quá lớn
- Lười vận động khiến cho hệ cơ xương khớp ngày càng yếu
Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa để càng lâu sẽ càng nghiêm trọng. Dẫn đến nhiều biến chứng và tổn thương cho cột sống và sức khỏe người bệnh. Chính vì lẽ đó, việc nhận biết dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng sớm là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là những triệu chứng ứng với 4 giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này, quá trình thoái hóa mới chỉ bắt đầu. Nhưng cơ thể đã bắt đầu mất dần sự cân bằng vốn có. Đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể cũng bắt đầu bị thay đổi. Áp lực lên các cơ quan xung quanh xương sống dần tăng lên. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta có một cơ chế tự điều chỉnh tuyệt vời để thích ứng. Nên các triệu chứng như đau nhức dường như chưa xuất hiện.
Giai đoạn hai
Những dấu hiệu đau nhức và mệt mỏi bắt đầu xuất hiện. Cột sống bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề hơn. Tư thế của cơ thể dần có sự thay đổi rõ rệt. Chiều cao giảm và có thể đi cùng với đó là tình trạng hẹp ống sống. Đây là vấn đề phổ biến ở 80% nam giới và 76% nữ giới trong độ tuổi 40.
Giai đoạn ba
Cột sống cũng như hệ thống dây thần kinh bị tổn thương nặng nề. Cùng với đó, người bệnh cũng bị hạn chế vận động, đường cong sinh lý biến đổi, mất cân bằng tư thế và biến dạng xương nghiêm trọng.
Giai đoạn cuối
Trong giai đoạn này, hầu hết các vấn đề đã phát sinh trong các giai đoạn trước sẽ trở thành tổn thương không thể chữa lành. Hiện tượng teo cơ do dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, viêm cột sống dính khớp, cột sống bị biến dạng. Khi trường hợp này xảy ra bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng. Cơn đau sẽ được giải quyết ngay lập tức. Tuy nhiên, bên cạnh đó là hàng loạt những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra, kèm theo đó tỷ lệ tái phát cũng khá cao và chi phí mổ cao.
Để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng , người bệnh cần thực hiện xét nghiệm hình ảnh X-quang hoặc MRI. Chụp MRI tốn kém hơn nhưng lại chẩn đoán chính xác hơn. Hình chụp cộng hưởng MRI giúp bác sĩ nhìn thấy sự ảnh hưởng của sự thoái hóa đến các dây thần kinh. Từ đó, đánh giá chính xác mức độ hiện tại của bệnh.
Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không? Giải đáp từ phía chuyên gia
Thoái hóa thường xảy ra nhất là ở cột sống thắt lưng sau đó đến các đốt sống cổ, nơi tập trung các dây thần kinh vận động quan trọng. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng không rõ ràng, do đó chỉ đến khi bệnh đã nặng mới phát hiện ra. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:
- Hạn chế khả năng vận động: Đầu tiên, như chúng tôi đã nói ở trển, thoái hóa cột sống thắt lưng thường xảy ra ở cột sống lưng và cổ, nơi có rất nhiều dây thần kinh vận động. Hiện tượng thoái hóa sẽ chèn ép vào các dây thần kinh gây đau và gặp khó khăn trong quá trình vận động.
- Biến dạng cột sống: Cột sống bị thoái hóa sẽ không còn giữ được hình dạng chữ S ban đầu. Những biểu hiện thường gặp là gù, vẹo và còng.
- Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi quá trình thoái hóa.
- Thoát vị đĩa đệm: thoái hóa cột sống thắt lưng cũng khiến cho các đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị chí ban đầu vốn có của nó.
- Ngoài những biến chứng kể trên, người bệnh cũng gặp phải các tình trạng như mất ngủ, rối loạn tiền đình… và đặc biệt nguy hiểm nhất chính là bại liệt.
Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng uống thuốc gì?
Bệnh nhân lưu ý: không nên tự ý mua các loại thuốc về nhà uống mà không có sự kê đơn, chỉ định của bác sĩ. Bởi vì rất có thể uống thuốc không chữa được bệnh mà có khi còn gây thêm bệnh. Chính vì thế, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở cột sống. Cần phải sớm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và kịp thời phát hiện, ngăn chặn bệnh nặng hơn càng sớm càng tốt.
Bài thuốc trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả nhất hiện nay
Việc sử dụng các loại thuốc Tây có nhiều lợi ích. Xong cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng. Một trong số đó là tác dụng phụ và hiệu quả không được lâu dài. Chính vì lý do này mà nhiều người đã chuyển sang sử dụng thuốc nam. Vừa an toàn, hiệu quả lại lâu dài.
Bài thuốc ngũ căn thảo thang
Chuẩn bị:
- Lá lốt 30g
- Rễ cây bưởi bung 30g
- Rễ vòi voi 30g
- Rễ cỏ xước 30g
Cách làm:
Đem các vị thuốc đi rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng rồi sao vàng. Sau đó bỏ vào nồi sắc với khoảng 600ml nước cho tới khi còn 200ml thì ngừng lại. Đem chia phần nước thuốc uống 3 lần trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong khoảng 1 tháng để các cơn đau do thoái hóa cột sống thắt lưng bị đẩy lùi hoàn toàn.
Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống thắt lưng từ quả nhàu
Quả nhàu thường được sử dụng trong điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra.
Chuẩn bị:
- Rễ cây nhàu: 20g
- Rễ cây cỏ xước: 20g
- Dây đau xương: 20g
- Củ Khúc khắc (Thổ phục linh): 20g
- Cam thảo dây: 6g
Cách làm:
Đem toàn bộ số nguyên liệu này rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem bỏ vào niêu đất cùng 2l nước. Sắc liên tục trong lửa nhỏ, tới khi cạn còn khoảng 800ml-1l là có thể dừng. Phần thuốc này có thể chia làm 2-3 lần uống trong ngày (không để thừa sang hôm sau)
Ngoài việc sử dụng rễ cây nhàu trong bào thuốc chữa thoái hóa cột sống thắt lưng , quả nhàu còn được sử dụng trong việc chế biến các loại thuốc uống, nhằm bồi bổ sức khỏe và điều hòa khi huyết rất tốt.
Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng cây xương rồng
Chuẩn bị 2 đến 3 bẹ xương rồng ba cạnh. Dùng dao cắt hết gai trên bẹ xương rồng. Sau đó rửa sạch và ngâm nước muối. Vớt ra để cho hết nước rồi nướng đều 2 mặt trên bếp trong khoảng 5 phút. Cho xương rồng vào khăn sạch và chườm lên vùng bị thoái hóa cột sống thắt lưng đến khi hết nóng thì thay mới.
Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng ngải cứu
Chuẩn bị 200g ngải cứu phơi khô, 2 vỏ quả bưởi, 1kg hạt chanh khô sao vàng hạ thổ. Sau đó ngâm trong 200g đường phèn và 1 lít rượu trắng. Để khoảng 15 ngày đến 1 tháng, uống 1 chén mỗi ngày sẽ có hiệu quả giảm đau khá hiệu quả.
Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng lá lốt
Chuẩn bị 1 nắm lá lốt rửa sạch, giã nhỏ lọc lấy nước. Hòa nước lá lốt với 300ml sữa bò tươi đun sôi, uống 2 lần trong ngày. Sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả đạt được.