Các tư thế ngủ cho người bị đau lưng - Chuyên gia chia sẻ

Donnerstag, 9. Januar 2020

 

Đau lưng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh mà còn có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn nếu không lựa chọn và điều chỉnh tư thế ngủ sao cho phù hợp. Để cải thiện tình trạng bệnh đồng thời giúp người bệnh có được giấc ngủ ngon lành, thoải mái, dưới đây là một số tư thế ngủ cho người bị đau lưng (https://tamminhduong.com/benh-xuong-khop/tu-the-ngu-cho-nguoi-dau-lung.html). 

Các tư thế ngủ cho người bị đau lưng giúp giảm đau tốt

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự hồi phục của cơ thể, nếu không thể ngủ ngon giấc, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái uể oải, mất năng lượng, khó mà tập trung trong công việc. Khi ngủ, cần chọn đúng tư thế đặc biệt là với người bị đau lưng để giúp giảm đau hiệu quả và hỗ trợ phục hồi các tổn thương vùng cột sống cũng như loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Các tư thế ngủ cho người bị đau lưng giúp giảm đau tốt có thể kể đến như sau:

1. Tư thế nằm ngửa

Một trong những tư thế ngủ phổ biến mà hầu như ai cũng biết đến chính là nằm ngửa Kiểu tư thế ngủ này rất tốt cho người bị đau lưng bởi lẽ nó không chỉ giữ cho lưng và cổ luôn ở tư thế tự nhiên mà còn đảm bảo lượng máu lưu thông lên não không bị suy giảm. Đặc biệt, với những người mắc chứng trào ngược axit dạ dày hoặc những vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa thì tư thế nằm này mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực. 

Với tư thế này, để có được một giấc ngủ ngon thì bạn cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Nếu bạn lựa chọn tư thế nằm ngửa, để có một giấc ngủ ngon và cải thiện được chứng đau lưng, cách tốt nhất là cần kê một chiếc gối ở dưới thắt lưng và một chiếc gối ở dưới đầu để cơ thể có điểm tựa. Việc sử dụng gối sẽ giúp nâng đỡ và định hình đường cong sinh lý của cột sống, không chỉ vậy, nó còn giúp làm giảm áp lực của cơ thể lên vùng cột sống lưng từ đó cải thiện tình trạng đau lưng. 

Do đầu và đầu gối là hai vị trí quan trọng, vì vậy khi dùng gối cố định và nâng đỡ hai vị trí này, động cong của cột sống sẽ được ổn định một cách tự nhiên. Tuy nhiên, với những người không quen ngủ ở tư thế nằm ngừa ban đầu sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Sau một thời gian điều chỉnh sẽ dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn rất nhiều.

2. Tư thế nằm nghiêng

Nằm nghiêng về một bên là tư thế tốt cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng. Đa số chúng ta đều có xu hướng nằm nghiêng về một bên khi ngủ nhất là bên trái. Các chuyên gia nhận định rằng, với những người khó ngủ do bị đau lưng hoặc chứng đau lưng kéo dài dai dẳng thì tốt nhất nên nằm nghiêng về phía bên trái. Điều này giúp cho vùng lưng, cổ, bụng được thẳng từ đó giảm thiểu các cơn đau nhức khó chịu và hỗ trợ phục hồi sức khỏe tốt cho người mắc bệnh về xương khớp.

Ngoài ra, tư thế nằm ngủ nghiêng về phía bên trái sẽ giúp lượng không khí đến phổi được dồi dào hơn. Đây cũng là lý do khiến nhiều người cảm thấy thoải mái, dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn khi nghiêng người sang phía trái. Với những người bị đau lưng, khi ngủ ở tư thế này cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Nên nằm ở tư thế hơi co chân về phía ngực, lưng cong tự nhiên. Tuy nhiên, không nên co chân quá cao hợc khiến cột sống bị uốn cong vì sẽ làm các cơn đau dễ tái phát.
  • Để có được giấc ngủ tốt nhất, bạn nên có sự hỗ trợ của gối ôm. Hãy đặt một chiếc gối nhỏ giữa hai chân để tránh cho phần hông bị xoắn quá đà gây áp lực lên vùng thắt lưng phía sau và vùng đĩa đệm.
  • Riêng với gối đầu, nên chọn loại có chiều cao phù hợp để cổ và phần xương cột sống được thẳng, tránh dùng gối quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, không gập đầu, phần cằm nên hướng thẳng, không nên cúi để tạo sự thoải mái. 

3. Tư thế nằm sấp

Thực tế, rất ít người lựa chọn nằm sấp vì tư thế này khiến nhiều người khó hít thở thậm chí còn ảnh hưởng đến nội tạng. Không chỉ vậy, một số người còn gặp phải tình trạng đau nhức cổ, cứng cổ khi nằm sấp do giữ nguyên một tư thế quá lâu. Thế nhưng đây thật sự là một tư thế ngủ cho người bị đau lưng giúp giảm đau hiệu quả. Những người mắc thoát vị đĩa đệm và một số bệnh xương khớp khác sẽ thấy thoải mái hơn khi áp dụng tư thế ngủ này. 

Để dễ chịu hơn khi nằm sấp, người bệnh nên:

  • Đặt một chiếc gối nhỏ dưới bụng để giảm áp lực cho vùng xương chậu và vùng thắt lưng. 
  • Ngoài ra, có thể nâng phần hông và vai ở bên phía quay đầu với một chiếc gối .
  • Không nằm sấp quá cao so với gối, nền chọn loại gối kê mỏng để tránh khiến lưng cong không tự nhiên gây nhức mỏi sau khi ngủ dậy.

Một số những lưu ý để có giấc ngủ sâu cho người bị đau lưng

Bên cạnh việc lựa chọn tư thế ngủ sao cho phù hợp, người bị đau lưng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để có giấc ngủ ngon, thoải mái và đặc biệt là giảm thiểu được các cơn đau nhức. Cụ thể nên:

Chọn gối và đệm nằm phù hợp

Gối nằm cần chọn loại có độ cao vừa phải, tránh nằm gối quá thấp hoặc quá cao. Không chỉ vậy, vị trí đặt gối phải phù hợp, nên đặt ở dưới đầu và cổ để hai bộ phận này thẳng hàng với lưng. Chiều cao của gối được tính theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới đưa ra với nhiều yếu tố khác nhau. Khi chọn gối cũng nên chọn loại mềm, độ đàn hồi cao, không sử dụng gối quá cứng hoặc gối đã mất độ đàn hồi do dùng lâu ngày.

Bên cạnh gối nằm, người bệnh cũng nên lựa chọn đệm nằm phù hợp. Khi chọn đệm, cần lưu ý:

  • Nên chọn loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không nên chọn loại kém chất lượng không đảm bảo độ đàn hồi cần thiết gây đau nhức xương khớp.
  •  Chọn loại có độ đàn hồi phù hợp, không chọn loại quá êm vì dễ khiến cột sống bị cong. Bên cạnh đó, cũng không nên chọn loại đệm quá cứng vì cấu trúc mặc định của cột sống là hơi cong, nếu nếu cứng sẽ khiến cột sống căng ra. Khi bị đau cột sống thì tốt nhất nên dùng đệm để cơ thể được thư giãn, việc không dùng đệm ngủ chỉ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. 
  • Trong các loại nệm thì nệm bông ép được đánh giá cao về độ phù hợp với người bệnh xương khớp vì có tính chất xốp nhẹ, tạo được cảm giác thông thoáng, mát mẻ, thúc đẩy tuần hoàn máu.
  • Nên thay nệm khi sử dụng dưới 10 năm hoặc khi tính chất của nệm đã thay đổi, mặc dù chưa hỏng nhưng nếu nệm đã xẹp lún thì tốt nhất là nên thay.

 

Kommentieren