Công dụng và cách sử dụng xương rồng trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Mittwoch, 8. Januar 2020

 

Thoát vị đĩa đệm từ lâu đã trở thành căn bệnh phổ biến và làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Ngoài những phương pháp điều trị hiện đại thì những cách khắc phục theo kinh nghiệm dân gian cũng được rất nhiều người đón nhận. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc 3 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng (https://tamminhduong.com/benh-xuong-khop/chua-thoat-vi-dia-dem-bang-cay-xuong-rong.html) đơn giản có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.

I. Công dụng của cây xương rồng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Từ lâu, xương rồng đã rất quen thuộc với công dụng làm cảnh, làm món ăn và đặc biệt là để trị bệnh. Vậy xương rồng có tác dụng như thế nào đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm?

1. Phân loại và đặc điểm nhận dạng

Cây xương rồng còn có tên gọi khác là rồng ông, hóa ương lặc, bá vương tiêm thuộc họ thầu dầu. Tên khoa học của cây xương rồng là Euphorbia antiquorum L. Trung bình mỗi cây xương rồng cao khoảng 1,5 – 3 mét, có một số loại lớn hơn cao tầm 6 mét. Xương rồng có nhiều cành, rất ít lá, đa số lá xương rồng đều được biến đổi thành gai. Môi trường sinh sống chủ yếu của xương rồng là nơi có khí hậu nắng nóng, khắc nghiệt nên lá thường mọng nước để dự trữ nguồn nước thiết yếu cho cây.

Hoa xương rồng mọc thành từng tán, có cuống ngắn, hoa có hình dẹt cầu, màu vàng. Thường những hoa nằm giữa sẽ không có cuống, trong khi đó những hoa nằm xung quanh thì lại có cuống rất ngắn, phần vòi và nhụy đều được tách riêng. Mỗi cụm hoa có bán kính khoảng 2cm, thường có khoảng 3 – 4 bông/cụm. Xương rồng thường nở hoa vào mùa xuân, quả có màu tím đỏ và có đường kính khoảng 1cm.

Xương rồng được phân thành nhiều loại khác nhau như xương rồng bẹ, tai thỏ, xương rồng 3 cạnh, 5 cạnh và mỗi loại đều có màu sắc, hình dáng hoàn toàn khác nhau. Xương rồng được phân bố chủ yếu ở vùng Ai Cập, Ấn Độ, nam Trung Quốc, Việt Nam,… Đây đều là những vùng khí hậu nhiệt đới có môi trường phù hợp với các loại xương rồng.

2. Tác dụng của cây xương rồng trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Không phải tất cả các loại xương rồng đều có khả năng cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Hiện nay, Đông y chỉ áp dụng phổ biến một số loại xương rồng sau:

  • Xương rồng 3 cạnh (3 chia) hay còn được gọi là xương rồng ông.
  • Xương rồng bẹ
  • Xương rồng tai thỏ

Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, tiêu thũng, đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh, trị táo bón nên xương rồng là bài thuốc dân gian được rất nhiều người lựa chọn.

Y học hiện đại nghiên cứu và phát hiện trong thân xương rồng có chứa các triterpenoid như friedelan-3a-ol, taraxerol, taraxerone, epifriedelanol cùng các tartric, acid citric, fumaric. Nhựa cây xương rồng có chứa một số euphol, b-amyrin, euphorbol, taraxerol,… Đây đều là những thành phần có lợi trong việc kháng viêm và điều trị các bệnh lý xương khớp.  Những hợp chất thiên nhiên có trong xương rồng còn đem lại cảm giác bớt đau nhức, hạn chế căng thẳng và hỗ trợ kháng viêm. Nhờ vậy mà nó được sử dụng để cải thiện chứng thoát vị.

Còn theo các tài liệu Đông y, xương rồng 3 chia có vị đắng, tính hàn, hơi độc và có nguy cơ gây hại đến sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách. Nhựa xương rồng có khả năng gây bỏng, vì vậy trong quá trình sử dụng không nên để nhựa xương rồng tiếp xúc với da hoặc dính vào mắt. 

II. 4 Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng hiệu quả nhất hiện nay

Xương rồng được sử dụng để khắc phục các triệu chứng xương khớp nói chung và đối với bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng. Trong phần này, chuyên trang sẽ gợi ý đến bạn đọc 3 cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng đơn giản nhất, tuy nhiên thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để thực hiện các phương pháp này, bạn đọc cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước.

1. Bài thuốc chữa thoát vị bằng xương rồng bẹ

Xương rồng bẹ có tên gọi khác là cây xương rồng bà có gai, tiên nhân chưởng, cây vợt gai, gai bàn chải,… Cây có xuất xứ tại vùng nhiệt đới châu Mỹ và vừa mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây. Trong các tài liệu y khoa, xương rồng bẹ có chứa hợp chất heterosid flavonic – có khả năng giảm đau, tiêu viêm và phòng chống co thắt. Với vị đắng, tính mát và không mang độc tính, xương rồng bẹ được sử dụng phổ biến hơn trong các bài thuốc hỗ trợ cải thiện viêm, sưng.

Bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa thoát vị bằng xương rồng bẹ như sau:

  • Chuẩn bị 2 – 3 lá xương rồng bẹ, sau đó đem rửa sạch và loại bỏ hết gai.
  • Pha nước muối loãng rồi sau đó cho bẹ xương rồng vào đó, ngâm khoảng vài phút rồi vớt ra. 
  • Đem nướng 2 mặt lá xương rồng trên than hồng, sau đó đắp lên vị trí cột sống bị thoát vị. Lưu ý là nên lót thêm lớp khăn mỏng để tránh làm bỏng da.
  • Mỗi bẹ đắp khoảng 5 – 10 phút thì chuyển sang bẹ khác.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc này liên tục khoảng 15 ngày để phát huy được tác dụng của chúng.

2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng 3 cạnh

Phương pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng 3 chia (xương rồng ông) đơn giản như sau.

Nguyên liệu cần:

  • 2-3 nhánh xương rồng
  • 1 nắm muối hạt to

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch xương rồng, sau đó dùng dao để loại bỏ hết gai.
  • Đập dập xương rồng, sau đó đem trộn đều với muối hạt.
  • Sau đó, đem hỗn hợp này cho vào chảo nóng, sao vàng.
  • Đợi cho hỗn hợp này nguội bớt thì cho vào túi chườm hoặc khăn vải để đắp trực tiếp vào vị trí bị thoái vị. 
  • Có thể đắp thêm 1 tấm khăn mỏng tránh tình trạng bỏng da do nhiệt độ quá cao.

Kiên trì thực hiện bài thuốc này mỗi ngày, sau khoảng 2 tuần để giúp cho các cơn đau và triệu chứng bệnh suy giảm. Tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người mà thuốc có tác dụng nhanh hay chậm. Nhưng nhìn chung, nó sẽ giúp cải thiện được cơn đau một cách đáng kể.

3. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm chỉ với xương rồng bẹ

Ở bài thuốc này, bệnh nhân có thể kết hợp xương rồng với các nguyên liệu khác chẳng hạn như cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá xương rồng bẹ, sau đó mang đi rửa sạch và loại bỏ gai.
  • Ngâm xương rồng trong nước muối loãng khoảng vài phút rồi vớt ra để ráo nước.
  • Đem các nguyên liệu khác như cúc tần, tơ hồng, ngải cứu rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho xương rồng, cúc tần, ngải cứu, tơ hồng vào chảo nóng và sao vàng.
  • Để nguyên liệu nguội bớt thì cho vào túi chườm và đắp trực tiếp lên vùng đau nhức để đẩy lùi cơn đau.

Kiên trì thực hiện bài thuốc này mỗi ngày để rút ngắn thời gian cơn đau và làm giảm triệu chứng. 

 

Kommentieren